Tin tức đời sống giải trí hàng đầu Việt Nam.
Nguồn ảnh: Internet |
1. Hiểu rõ bản thân
Hiểu mình là ai, biết mình giỏi điều gì, giá trị cốt lõi của mình ở đâu mình thật sự mong muốn một cuộc sống ra sao là những nền tảng có thể giúp bạn lèo lái trên suốt chặng đường trưởng thành, ngay kể cả ở những thời điểm mông lung nhất, tối tăm nhất.Khi hiểu rõ và sâu vào chính mình, bạn sẽ có được cái nền móng vững. Khi ấy, bạn sẽ chẳng lo người khác nghĩ gì về bạn nữa.
Năm 18 tuổi, mình quyết định thay đổi & lắng nghe trái tim, làm điều mình muốn và làm từng bước, thay vì nghe theo gia đình, định kiến, tiêu chuẩn của xã hội. Và trái tim, trực giác luôn là chìa khoá để dẫn đường mình từ trước đến giờ và mình chưa bao giờ thất vọng về nó.
Khi ấy thật ra có rất nhiều điều mà mình đã không biết trước được, kiểu như cuộc sống mình sẽ như nào. Điều duy nhất mình biết là mình cảm thấy những điều mình làm thực sự tốt cho mình, đó là trau dồi bản thân, xin học bổng các hội nghị quốc tế, đi làm tích luỹ kinh nghiệm & kiếm tiền để đầu tư tiền vào các khoá học, vv.
Từ việc có 0đ tích luỹ, zero trải nghiệm, đến giờ thì mình du lịch trải nghiệm mấy mươi nước, bỏ công việc ổn định lương cao để ra tự làm Life Coach full-time - nghề mà mình có thể giúp được mọi người định hướng, chữa lành và làm remote nơi đâu cũng được hay khi học Đại học thì nhận được khá nhiều offer full-time tốt khi chưa tốt nghiệp, offer nghìn đô.
2. Thay đổi tư duy
Cho dù có nhiều thứ xảy ra ngoài ý muốn, nhiều người làm bạn tổn thương, bạn vẫn là người duy nhất chịu trách nhiệm cho cuộc đời của chính bạn.Tư duy đúng sẽ giúp bạn biết được điều gì giúp mình tốt lên.
Có phải bạn đang thấy gì miễn phí cũng nhào vào học, thấy ng ta học mình cũng học, thấy trào lưu làm blogger, freelancer rồi cũng đu theo, kỹ năng nào cũng "đụng" mà cuối cùng chẳng đâu vào đâu, vẫn kém tự tin, hoặc làm xong rồi mới nhận ra đó không phải điều bạn muốn?
Chỉ cần có tư duy đúng + hiểu mình, bạn sẽ biết chọn lọc xem bạn thật sự cần gì, muốn gì và đầu tư hẳn hoi vào nó (cả về thời gian, tiền bạc, công sức). Bằng không cứ nhồi nhét vào và không biết chọn lọc, chẳng khác nào bạn đem rác vào đầu cả.
3. Chữa lành
Có bao giờ bạn cảm thấy trống rỗng, niềm vui qua đi chóng vánh khi bạn đạt được một điều bạn đã giành rất nhiều tâm & công sức cho nó chưa? Chẳng hạn việc đạt một giải thưởng, tăng lương, thăng chức, vv.Mình đã từng cảm thấy như thế, thậm chí cả khi mình được thăng chức nhanh hơn những người khác. Công việc họ mất 2 năm để leo lên, mình chỉ phải dành 1 năm là đạt được. Ấy thế nhưng những niềm vui ấy khá sáo rỗng và khi ấy mình nhận biết là có điều gì chưa đúng ở đây.
Thế là mình quay vào bên trong để tìm đáp án, gầy dựng lại hệ thống niềm tin và tự chữa lành cho chính mình. Mình nhận ra rằng có rất nhiều thứ khi xưa mình muốn đạt được ấy là do mong muốn được công nhận từ bên ngoài, từ sếp, là đồng nghiệp, là gia đình, xã hội, người yêu,... Và những mong muốn ấy đều bắt nguồn từ những vết thương lòng thời thơ ấu.
Khi bé thiếu thốn tình thương, sự công nhận, khi lớn ta sẽ đi tìm chúng ở bên ngoài.
Và việc tìm kiếm ở bên ngoài này không bao giờ là đủ. Nó như một cái nồi không đáy vậy. Đó cũng là lý do tại sao ta hay thấy trống rỗng, sáo rỗng khi ta đã đạt được điều ta muốn. Bởi vì, đó chưa phải là điều bạn thực sự cần.
Còn bạn, bạn có biết mình đang thực sự cần điều gì chưa?